Cách Trồng Cà Chua Tại Nhà
Cà chua là loại rau quả rất bổ dưỡng, giàu cả vitamin C và E. Cứ mỗi 100g cà chua có chứa 550 mg carotene, thiamin, 0,03mg riboflavin, 10,6mg niacin, 19mg vitamin C, 0,57mg vitamin E, 92mg vitamin A... Chất lycopene có trong nó rất tốt cho sức khỏe, chỉ khi bạn nấu chín cà chua thì chất này mới được giải phóng hoàn toàn.
Bạn đang muốn tự trồng những cây cà chua mọng nước, ngon ngọt cho gia đình mình? May mắn thay, cây cà chua có thể phát triển được ở bất cứ nơi nào, chỉ cần ấm áp và một chút ẩm ướt. Giống với hầu hết các loại rau xanh cho quả, cà chua rất cần sự chăm sóc nhẹ nhàng, đủ ánh sáng và nước.
Cà chua cần thời gian sinh trưởng tương đối dài, do đó, kiên nhẫn là tất cả những gì bạn cần để có thể nhận lại phần thưởng xứng đáng là những cây cà chua cao lớn, khỏe mạnh và sai quả.
Bước 1: Chuẩn bị
Nếu trồng lần đầu tiên, bạn nên mua cây cà chua giống ngoài chợ hoặc các cửa hàng cây giống. Nếu muốn trồng từ hạt, bạn cần gieo hạt trước thời điểm muốn trồng 1 tháng. Có thể gieo hạt vào bất kỳ vật dụng nào từ cốc, bát, hộp nhựa..., để chúng trong nhà ở gần bậu cửa sổ để đón nắng.
Trong trường hợp không đủ ánh sáng, có thể treo một bóng đèn huỳnh quang hoặc đèn ánh sáng vàng phía trên chậu ươm, khoảng cách từ 12 - 15 cm để kích thích hạt nảy mầm nhanh hơn. Khi cây non cao được 15 - 25 cm thì có thể đánh ra trồng ngoài vườn hoặc trong chậu.
Hãy lựa chọn các giống cà chua tốt nhất để trồng ngay từ lần đầu tiên. Một số giống cà chua phổ biến, được nhiều người ưa chuộng trồng là cà chua nho, cà chua anh đào,... Ngoài ra, bạn nên trồng nhiều giống cà chua khác nhau chứ không chỉ tập trung trồng một loại duy nhất. Điều này đảm bảo một vụ thu hoạch ổn định cho gia đình bạn.
Quy tắc trồng quen thuộc là 2 cây cà chua cho mỗi thành viên trong gia đình, áp dụng với những người ăn nhiều cà chua. Nếu bạn muốn làm thêm các sản phẩm khác từ cà chua như đồ hộp, nước sốt... thì có thể tăng lên 4 cây cho mỗi người.
Bước 2: Chuẩn bị chỗ trồng
Vị trí trồng lý tưởng nhất cho cây cà chua là nơi có đầy đủ ánh nắng mặt trời, ít nhất là 6 - 7 tiếng/ngày. Cà chua cần rất nhiều ánh nắng ấm áp để có hương vị thơm ngon.
Ở vùng thời tiết nóng, khi nhiệt độ vào ban đêm xuống thấp nhất là 24oC thì hầu hết cây cà chua sẽ ngừng ra quả mới. Trong khi đó, những quả đã ra thì sẽ lớn rất nhanh.
Đối với đất trồng, cần thêm nhiều phân xanh hữu cơ đã ủ cho mục nát, lớp phân này dày khoảng 6 - 8 cm. Bởi vì, cà chua đòi hỏi đất trồng phải thật giàu chất dinh dưỡng hữu cơ. Nếu bạn không thể tự ủ phân xanh hữu cơ tại nhà thì có thể mua sẵn ở các cửa hàng.
Bước 3: Trồng cây non
Cây non phải được trồng sâu xuống đất từ 50 - 75% chiều cao thân, đặc biệt là những cây thân cao, mảnh dẻ. Nếu có lấp đi một vài lá bên dưới cũng không sao. Rễ mới sẽ mọc dọc theo phần thân được trồng trong đất, cung cấp một bộ rễ khỏe mạnh cho cây. Các cây non mới trồng sẽ tập trung phát triển bộ rễ trước tiên.
Trong vòng 10 phút đầu sau khi trồng, tưới cho cây khoảng 4 lít nước ấm tầm 25 - 30oC để giúp cây không bị sốc với môi trường mới. Lượng nước tưới có thể tùy chỉnh theo diện tích trồng lớn hay nhỏ.
Khoảng cách lý tưởng giữa mỗi cây cà chua là từ 45 - 90 cm. Nếu ở vùng khí hậu ấm áp hơn, đặc biệt là trồng cây trong lồng thì có thể rút ngắn khoảng cách lại còn một nửa, từ 25 - 45 cm.
Khoảng cách được khuyến khích ban đầu thích hợp với những giống cà chua bụi, cần không gian lớn để phát triển tràn trên mặt đất. Trong khi đó, cà chua được trồng gần nhau thì lá cây sẽ tạo thành bóng râm che chắn cho quả không bị rám nắng.
Ngoài ra, nó còn đảm bảo bạn có đủ không gian để tưới nước, làm cỏ và thu hoạch quả.
Bước 4: Tưới nước
Trong 7 - 10 ngày đầu tiên sau khi trồng, tưới đều đặn 500ml nước ấm 25 - 30oC cho cây mỗi ngày.
Sau 1 - 2 tuần, phủ một lớp rơm khô (hoặc cỏ khô, lá thông khô) xung quanh cây để kiểm soát cỏ dại và giữ ẩm cho đất trong thời tiết khô. Độ dày của lớp phủ khoảng 2 - 3 cm, đường kính khoảng 30 cm. Lá thông đặc biệt trong việc giúp tăng độ axit của đất.
Chú ý: Giữ ẩm cho đất không phải là tưới nước liên tục. Nếu đất bị sũng nước sẽ giết chết bộ rễ và tạo điều kiện để nấm phát triển, nhất là khi trời thực sự ấm áp hoặc nóng.
Tưới nước tập trung từ phần thân trở xuống, tưới đều quanh cây sẽ tốt hơn là tưới trực tiếp lên phần lá. Vì cách tưới này sẽ khuyến khích một số bệnh dễ gặp ở cây cà chua phát triển.
Tăng dần lượng nước tưới sau 10 ngày và đảm bảo rằng cây nhận được 3 - 8 cm nước mưa mỗi tuần. Nếu không, cung cấp đủ khoảng 7.5 lít nước cho cây mỗi tuần, bắt đầu từ cuối tuần thứ 2 sau khi trồng.
Tưới nước sâu cho cây từ 2 - 3 lần mỗi tuần, mỗi lần tưới từ 3 - 4 lít nước. Có thể tăng lượng nước nếu cây lớn hơn và thời tiết nóng hơn. Trong trường hợp thời tiết quá khô và nóng, bạn có thể tưới nước thường xuyên hơn so với mức tiêu chuẩn.
Bước 5: Thêm giàn, cọc hoặc lồng...
Xem xét làm thêm giàn leo, cọc hoặc lồng để hỗ trợ cây cà chua leo lên cao khoảng 14 ngày sau khi trồng.
Mỗi cọc phải có đường kính ít nhất từ 3 - 5 cm, cao 1.8 - 2.4 mét, chôn sâu xuống đất từ 30 - 60 cm, cách cây tối thiểu 5 cm. Cần đảm bảo những chiếc cọc hỗ trỡ này không cản trở sự phát triển của cây. Có thể dùng cọc tre, gỗ phế liệu, ống nước hoặc sắt... Ít phổ biến hơn là sử dụng lưới mắt cáo để giúp cây cà chua leo lên cao.
Một chiếc lồng cần có chiều cao tối thiểu là 1.2 mét, thậm chí là cao hơn nếu cây phát triển tốt. Một số giống cây cà chua có thể cao hơn 1.8 mét. Những chiếc lồng có xu hướng dễ bị đổ trước mưa bão mùa hè nên cần dựng thật chắc chắn.
Bước 6: Bón phân
Ở bước này cần sử dụng phân bón hóa học, không tiếp tục sử dụng phân xanh như lúc đầu. Bởi vì tỷ lệ khoảng chất trong phân xanh sẽ thúc đẩy sự phát triển của cành và lá. Hãy tìm kiếm loại phân hữu cơ tốt để kích thích cây ra quả. Đất càng giàu hữu cơ thì chất lượng quả cà chua sẽ càng tốt hơn.
Quá trình tạo quả có thể làm cây phát triển quá nhanh, khiến cây dễ bị nhiễm bệnh và bị côn trùng tấn công. Hãy nhớ mục tiêu của bạn trồng cà chua để lấy trái chứ không phải là lá. Vì thế, phải sử dụng phân bón chính xác và hiệu quả bởi nếu dùng sai loại thì cây cà chua có khả năng phát triển nhiều lá hơn là quả.
Lắc nhẹ giàn hoặc lồng bao quanh cây trong khoảng 5 giây từ 1 - 2 lần mỗi tuần khi cây ra hoa để thúc đẩy sự thụ phấn. Thao tác này tuy đơn giản nhưng lại giúp tăng sản lượng quả so với cây tự thụ phấn.
Bước 7: Chăm sóc cây khi ra quả
Trung bình từ 45 - 90 ngày, phổ biến nhất là 60 ngày sau khi trồng sẽ xuất hiện quả. Quả ban đầu thường nhỏ và có màu xanh lá cây. Khi đã đạt kích thước hoàn chỉnh thì quả sẽ chuyển dần sang màu đỏ đậm hơn. Điều này có nghĩa quả đã bắt đầu chín và sẵn sàng để thu hoạch.
Quả cà chua khi chín thường có màu đậm, chà nhẹ ngón tay bên ngoài lớp vỏ cảm nhận được sự mềm mại, hoàn toàn không cần phải cấu vào phần thịt quả.
Có thể thu hoạch cà chua sớm hơn nếu muốn, bất kỳ lúc nào sau khi quả bắt đầu thay đổi màu sắc. Việc thu hoạch sớm cũng giảm khả năng quả bị chín quá và thối trên cây hoặc bị chim ăn mất.
Bước 8: Bảo vệ quả chín cây
Chuẩn bị một số túi nhỏ với phần miệng có đường zip (túi vuốt miệng). Khi quả gần chín, nhẹ nhàng lồng túi từ phía dưới lên trên phần cành cây để bảo vệ quả khỏi bị côn trùng hoặc chim ăn.
Dùng tay vuốt chặt phần miệng túi lại đều từ hai bên, chừa lại khoảng 5 - 6 cm mỗi bên để lưu thông không khí.
Có thể cắt các góc túi để thoát hơi ẩm và lưu thông khí tốt hơn, đặc biệt là khi thời tiết nóng ẩm.
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóacảm ơn bạn đã chia sẻ nhưng với không gian ở trọ thì không trồng đucợ rồi
Trả lờiXóaHoàng Nguyên Green
Có giống cách trồng cây cảnh trong nhà Hoàng Nguyên Greenkhông?
Trả lờiXóa