Cây Chùm Ngây : Ăn Như Thế Nào ?
Rau chùm ngây là loại thực phẩm quý đối với sức khỏe chúng ta. Loại siêu thực phẩm moringa (từ cây moringa) có chứa vài ngàn lần loại dưỡng chất zeatin chống lão hóa mạnh mẽ so với bất kỳ loại cây nào khác. Có nhiều cách chế biến từ loại rau này. Bạn có thể ăn sống hoặc chế biến đều rất tốt.
Theo nghiên cứu của Lương y Nguyễn Công Đức và Lương Y Vũ Quốc Trung:
- Lá Chùm ngây gấp 7 lần Vitamin C nhiều hơn trái Cam
- Lá Chùm ngây gấp 4 lần Vitamin A nhiều hơn Cà-rốt
- Lá Chùm Ngây gấp 4 lần Calcium nhiều hơn sữa
- Lá Chùm Ngây gấp 0.75 lần chất sắt so với cải bó xôi ,
- Lá Chùm Ngây gấp 2 lần chất đạm (protein) nhiều hơn Ya-ua
- Lá Chùm Ngây gấp 3 lần Potassium nhiều hơn trái chuối
Sau đây là tổng hợp cách chế biến cây chùm ngây:
1. Lá chùm ngây với hương vị tương tự rau ngót, được tuốt nấu canh suông (hoặc với thịt, tôm, cua, trai hến, nấm); ăn sống; trộn salad; xào trứng, thịt bò, thịt lợn; xay với sữa, đường làm nước sinh tố.
2. Bột làm từ lá phơi khô dùng để hòa vào cháo hoặc bột trẻ em; nhào bột làm bánh hoặc pha nước uống.
3. Hoa chùm ngây ăn sống, xào, nấu canh, phơi khô hãm uống như một loại trà.
4. Quả chùm ngây non cho hương vị gần giống măng tây hay đậu cô ve, có thể xào thịt bò, hầm xương, nấu canh.
5. Hạt chùm ngây có nhiều dầu, rang ăn tương tự như lạc hoặc dùng để ép lấy dầu ăn.
6. Rễ non chùm ngây ăn sống hoặc nghiền làm gia vị cay tương tự mù tạt.
Tuy nhiên, phần giàu dinh dưỡng nhất của chùm ngây là lá, cũng là thứ thường xuyên được sử dụng nhất để làm thực phẩm ở ta (ít người xài quả non, rễ, vỏ, hạt, hoa). Về cơ bản cách chế biến lá chùm ngây cũng khá tương tự rau ngót tuy nhiên những khuyến cáo sau đây hầu như không bao giờ thừa:
1. Lá non ăn mềm hơn lá già nhưng hăng hơn và kém bùi hơn lá già. Nên sử dụng lá thật tươi, tốt nhất là vừa tuốt ra khỏi cây. Nếu bảo quản tủ lạnh không nên để lâu, và phải bọc kín để tránh bay hơi nước khiến lá héo già.
2. Vò lá trước khi nấu cho lá mềm ra. Thả lá đã vò vào nồi, mở vung nồi khi nấu, sôi lại một lúc thì nhấc xuống. Nếu lá già thì đun lâu hơn một chút. Không nên vừa thả rau vào đã nhấc xuống ăn sẽ hơi nồng.
3. Chỉ sử dụng lượng rau vừa phải. Quá nhiều thì vừa thừa dinh dưỡng vừa hăng nồng, không ngon.
4. Cho gia vị vừa phải. Thường chỉ cần chút muối và hạt nêm.
5. Với bé trên 6 tháng ăn dặm : Xay nhỏ lá tươi cho vào cháo, bột cho trẻ em, rất tốt vì vừa có chất xơ, vừa có lượng dinh dưỡng (vitamin, can xi, kali, protein) cao hơn Cam, Chuối, Sữa.. Muốn giữ vitamin thì nên đun cháo, bột sôi chín thì cho lá chùm ngây xay nhỏ vào. Nếu là lá non thì sôi lại là được, nếu lá già hơn thì phải đun lâu 1 chút. Khi đun nên đậy vung để giữ vitamin.
- Nếu nhiều lá không dùng hết ngay thì nên phơi khô trong bóng râm, nơi thoáng gió ( sân thượng có mái che). Sau đó xay thành bột khô, dùng trộn với bột gạo,đỗ.. nấu lên cho trẻ ăn. Trẻ con nhà nghèo, suy dinh dưỡng mà ăn bột này thì chắc chắn hết suy dinh dưỡng ngay, mà rất rẻ tiền! Các loại sữa xịn nhập ngoại còn phải kính cẩn nghiêng mình gọi bằng "Bác"! Còn nếu là sữa dởm như mấy loại bị phanh phui vừa qua thì phải gọi bằng "Cụ Tổ"!!! Các bà mẹ hãy lưu ý nhé.
- Khi xay lá Chùm Ngây tươi, thường phải cho thêm nước, nên khi nấu bột phải tính toán lượng nước sao cho không quá nhiều, sau khi cho thêm bột lá chùm ngây xay vào nhé.
6. Dinh dưỡng của Chùm Ngây đã cao, nên khi xào nấu với thịt, cá, hay với nước xương thì không nên cho nhiều thịt, cá, xương nhiều như với các loại rau thông thường khác. Dinh dưỡng nhiều quá mà ăn thường xuyên, thận phải lọc nhiều, chỉ tổ hại thận thôi!
Lưu ý: phụ nữ có thai không nên dùng loại rau này.
Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc cây chùm ngây
Loại này ăn có vị gì nhỉ?
Trả lờiXóacây cảnh trong nhà Hoàng Nguyên Green
Có nhiều giá trị dinh dưỡng vậy luôn
Trả lờiXóaHoàng Nguyên Green